Đối với tay nuôi gà, các bệnh gà chọi thường gặp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta cần phải biết nguyên nhân từ đâu và cách điều trị dứt điểm để không bị tái lại. Theo dõi bài viết dưới đây, GA6789 đem đến cho mọi người những thông tin hữu ích nhất về gà chọi.
Bệnh tụ huyết trùng một căn bệnh thường gặp nhất ở gà chọi
Đầu tiên GA6789 sẽ giới thiệu đến cho các bạn căn bệnh tụ huyết trùng. Đây là một trong các bệnh gà chọi thường gặp mà các dân nuôi ai cũng đã phải trải qua. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh như sau.
Một vài nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết
Trước hết về nguyên nhân, tụ huyết trùng là một trong những căn bệnh không chỉ gặp ở gà chọi mà hầu hết các loại gia cầm khác. Đặc biệt đây là căn bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Mỗi khi môi trường thay đổi, tình trạng của gà cũng ảnh hưởng theo. Đặc biệt gà có tình trạng chán ăn, còi và sức đề kháng bị suy giảm.
Một số đặc điểm nhận diện gà bệnh
Bệnh tụ huyết trùng là một căn bệnh mà không có quá nhiều dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn ban đầu. Dưới đây sẽ là một vài đặc điểm để chẩn đoán bệnh nhanh nhất:
- Trong những giai đoạn đầu mắc bệnh, dấu hiệu mắc bệnh ở gà thường không bộc lộ rõ ràng ra bên ngoài. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi.
- Ở giai đoạn cấp tính gà bệnh sẽ có những biểu hiện sau: Sốt cao, ủ rũ, mắc chứng ỉa chảy. Đặc biệt là có dấu hiệu bỏ ăn, mắt mũi miệng tím tái, miệng có dịch nhầy chảy ra thường xuyên,…
- Khi đã trở nên mãn tính, gà bệnh mắc các triệu chứng như: Viêm kết mạc ở mắt, thở khó khăn, ngoẹo cổ và bị què,…
Cách lây lan của căn bệnh
Đây là một căn bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa, các vết thương hở ngoài da, đường hô hấp hoặc có sự tiếp xúc trực tiếp với gà đang bị bệnh. Đặc biệt, bệnh tụ huyết trùng còn có thể lây qua đường ăn uống từ máng ăn và máng uống nước của gà.
Một vài phương pháp phòng và trị bệnh đến từ GA6789
Cách điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm thuốc kháng sinh cho đàn gà một cách định kỳ. Thường xuyên sử dụng các loại vacxin như Enrofloxacin, streptomycin và neomycin. Ngoài ra cần bổ sung thêm điện giải và các loại vitamin C để tăng khả năng đề kháng.
Để phòng tránh ngay từ ban đầu, người nuôi cần tiêm phòng chủng P Multocida địa phương. Đồng thời kết hợp với việc quét dọn, vệ sinh chuồng trại. Thường xuyên thực hiện việc tiêu độc, khử trùng và diệt chuột,…để giảm tối đa khả năng mầm bệnh xâm nhập vào đàn.
Viêm phế quản tại gà chọi
Tiếp theo là một căn bệnh khá phổ biến ở các giống gà chính là viêm phế quản. Tuy là một bệnh thường thấy nhưng lại chưa có thuốc đặc trị để xử lý trường hợp này. Sau đây là một vài thông tin để người nuôi có thể bảo vệ cho đàn gà của mình.
Những tác nhân gây ra bệnh và một số dấu hiệu để nhận biết
Căn bệnh này do virus Coranaviridae gây ra. Làm cho gà có những dấu hiệu như: thở khò khè, bỏ ăn, hắt hơi, lông xơ xác và không mượt,…. Đây là những đặc điểm rất dễ dàng nhận ra ở gà bệnh. Viêm phế quản ở gà sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 18 – 36 giờ.
Những con đường lây bệnh và cách để phòng chống
Viêm phế quản thường lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua trung gian truyền bệnh như người, chó hay chuột. Đặc biệt, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh và gà con là lứa có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do sức đề kháng còn kém.
Hiện nay, tuy chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh viêm phế quản nhưng người chăn nuôi có thể tiến hành các bước chữa trị cho gà như :
- Sử dụng vacxin Biral H120 để tiêm cho đàn.
- Cách ly những con gà bệnh khỏi đàn, tránh hiện tượng để lẫn gà bệnh và gà khỏe khiến căn bệnh lây lan nhanh chóng, khó điều trị một cách dứt điểm.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống nước bằng các loại chế phẩm như Antivirus – FMB và Povidine.
- Bổ sung nước uống Amilyte nhằm tăng cường sức đề kháng cho đàn.
Bệnh dịch tả, một trong các bệnh gà chọi thường gặp
Một trong các bệnh gà chọi thường gặp khác chính là bệnh dịch tả. Bệnh này còn được biết với những tên gọi khác như bệnh Newcastle, bệnh rù,….Dưới đây là một vài thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh
Những con gà bị bệnh sẽ có các triệu chứng sau: thường xuyên bỏ ăn, gục đầu, lông bị xù. Gà mắc bệnh trông sẽ lờ đờ, khó thở và hay bị ho. Sau khi đi vệ sinh thì phân có màu xanh, lỏng xen lẫn với máu, đặc biệt là mào tím tái.
Trong các bệnh gà chọi thường gặp, bệnh dịch tả làm cho gà bị liệt chân hoặc cánh, đầu bị nghẹo, quay thành vòng tròn. Nếu gà mái đang trong giai đoạn đẻ trứng mà mắc bệnh sẽ làm cho lượng trứng bị giảm sút, đẻ ra nhiều trứng non và có màu trắng nhợt. Nguy hiểm hơn là nếu không điều trị kịp thời, gà bệnh có thể chết sau 3 – 4 ngày nhiễm bệnh.
Dịch tả lây truyền như thế nào?
Bệnh dịch tả có thể dễ dàng lây qua đường hô hấp và tiêu hóa. Gà lành nếu tiếp xúc trực tiếp với gà nhiễm bệnh hoặc phân của gà bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn có thể lây từ chuột hoặc chim trời. Thời gian ủ bệnh của gà sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Cách phòng chống dịch tả hiệu quả và an toàn nhất
Mặc dù là một trong các bệnh gà chọi thường gặp những bệnh dịch tả lại chưa có thuốc đặc trị. Đối với những loại gà chọi thì nên tiến hành tiêm vacxin hai lần, gà trống và gà đẻ trứng tiêm từ 5 -6 lần còn gà thả vườn thì từ 2 – 3 lần.
Ngoài ra, việc diệt chuột và ngăn chim trời không đến gần chuồng gà, khu vực gà ở sẽ giảm khả năng mắc bệnh của đàn. Đồng thời vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ, bảo đảm khu vực chăn nuôi khô thoáng, sạch sẽ
Bệnh hô hấp mãn tính – một căn bệnh phổ biến ở gà chọi
Trong các bệnh gà chọi thường gặp nhất thì hô hấp mãn tính là một vấn đề nan giản, thường xuyên xảy ra ở những chiến kê. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thuốc điều trị và cách phòng tránh vô cùng hiệu quả.
Tác nhân dẫn đến hô hấp mãn tính ở gà chọi
Đây là một căn bệnh do virus mang tên Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh này có thể bị lây qua đường hô hấp, tiêu hóa hay từ trứng. Khi một con gà khỏe mạnh có tiếp xúc với gà bệnh hoặc từ gà mẹ lây cho gà con qua trứng.
Cách phòng chống bệnh hiệu quả đến từ GA6789
Khi bắt đầu mua gà giống về, nên lựa chọn cho mình những con gà giống khỏe mạnh, sức đề kháng cao. Nên chọn cho mình một đơn vị uy tín, có kinh nghiệm phân phối các giống gà chọi để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, bảo đảm tiêu chuẩn chuồng trại. Nên tiến hành cách ly 21 ngày với những đàn gà mới nhập về. Trộn thêm các loại kháng sinh có lợi cho gà như Anti CCRD, Vimenro,…. vào đồ ăn và nước uống cho gà. Việc này sẽ tăng sức đề kháng cho gà mới nhập đồng thời bảo đảm an toàn cho đàn cũ.
Kết luận
Trên đây là các bệnh gà chọi thường gặp ở GA6789 mà chúng tôi đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thể xử lý được vấn đề sức khỏe của “chiến kê” một cách hiệu quả và nhanh chóng.